có thể trồng ở nhiều vùng trên cả nước:
Vùng | Đông Xuân | Hè Thu | Thu Đông |
Bắc Trung Bộ | 25/01-28/02 | 30/06 – 15/07 | 15/08 – 10/10 |
Nam Trung Bộ | 15/12 – 10/01 | 15/04 – 15/05 | |
Tây Nguyên | 15/05 – 10/06 | 01/08 – 15/08 |
Cây đậu phộng có thể được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam
2. Đất đai trồng lạc (đậu phộng)
– Đất thích hợp có pH từ 5,5-6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển tốt.
– Đất phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh để tia đậu phộng dễ đâm vào đất.
Đậu phộng thích hợp với đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh
3. Giống lạc (đậu phộng)
– Tiêu chuẩn hạt giống:
+ Không lẫn, sạch sâu bệnh.
+ Hạt giống to, đều, mẩy.
+ Vỏ hạt sáng, không sây sát.
+ Tỷ lệ nảy mầm >90%.
– Một số giống đang sản xuất phổ biến hiện nay: như L14, VD, VD2, VD5, L18, MD7, LDM-01, ML25… một số giống mới hiện nay như L23.
– Năng suất hiện nay của các giống lạc khoảng từ 3.0-4.2T/ha, trong trường hợp thâm canh cao có thể có từ 5.0 T/ha. Tỷ lệ nhân khoảng từ 68-72% như L14, L23…
Đậu phộng giống chưa bóc vỏ và đậu phộng giống đã bóc vỏ.
4. Làm đất trồng lạc (đậu phộng)
– Đậu phông ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH trung tính, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước, trên đất chua phèn đậu phộng kém phát triển.
– Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tỷ lệ đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm 70%,
độ ẩm đất khi gieo hạt đạt khoảng 75%.
– Lên luống và rạch hàng có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:
+ Luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15 – 20cm. Trên luống rạch 4 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15cm.
+ Luống rộng 0,6m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15-20cm. Trên luống rạch 2 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15 cm.
Làm đất trồng đậu phộng.
5. Cách trồng lạc (đậu phộng)
Không nên bóc vỏ ra trước, chỉ bóc ra ngay khi gieo hạt.
– Lượng giống tính trên 1 ha: 220 – 250 kg quả hạt khô (ẩm độ 8-9 % ).
– Cách trồng: 2 cách
* Trồng theo lỗ: Trồng 4-5 lỗ/hàng ngang, 2-3 hạt lổ. Khoảng cách giữa các lổ 20-25cm, hàng cách hàng 25-30 cm.
* Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, trồng theo rãnh 10 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 20-25 cm.
– Xử lý hạt giống: 2 cách
* Gieo hạt đã ngâm ủ: Ngâm hạt giống trong nước 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường.
Đem ủ 10-12 giờ. Khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa có thể trồng và đặt rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt trước khi gieo bằng Cruiser Plus 312.5FS.
* Gieo trực tiếp: Trước khi gieo, hạt giống được vẩy ướt đều, sau đó đem trộn hạt giống với Cruiser Plus như trên.
Độ sâu lấp hạt vào khoảng 3-5 cm.
Tỉa đậu phộng theo lổ và tỉa đậu phộng theo hàng rạch.
6. Tưới nước cho lạc (đậu phộng)
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và việc bố trí mùa vụ mà chế độ tưới khác nhau.
Nhưng đối với cây đậu phộng thường áp dụng tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất. Trước khi thu hoạch nên giảm nước tưới. Hện nay thì 10 ngày trước khi nhổ đậu không được tưới nước vì hạt trong đất sẽ nảy mầm. Trước khi thu hoạch một ngày cho nước vào ruộng đậu để khi thu hoạch nhổ không bị đứt trái.
Đặc biệt, phải đảm bảo đất có độ ẩm khoảng 70% trong hai giai đoạn qua trọng là thời kỳ 3 lá thật và thời kỳ ra hoa.
Tưới nước cho đậu phộng.
7. Tỉa dặm cây con và làm cỏ cho đậu lạc (đậu phộng)
a. Trồng dặm: Thông thường 3 -5 ngày sau khi gieo hạt mọc đều, kiểm tra và dặm lại.
b. Làm cỏ:
– Trước hoặc sau khi gieo hạt từ 1- 3 ngày sử dụng Dual Gold 68EC.
– Trường hợp cây cỏ đã nảy mầm và phát triển được 3-6 lá (14-18 ngày sau khi gieo), có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super…
– Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng đậu phộng.
Trồng dặm đậu phộng ở 3-5 ngày sau gieo và làm cỏ cho đậu phộng.
8. Bón phân cho cây lạc (đậu phộng)
9. Chăm sóc, xới xáo cho lạc (đậu phộng)
– Khi đậu phộng nhú mầ m thì nhất thiết phải dùng tay bới nhẹ gốc đậu phộng để giúp lá mầm thoát lên mặt đất, đậu phộng sẽ phân cành cấp 1 và ra hoa nhiều hơn.
– Sau 15 ngày gieo đậu phộng sẽ có 3 lá thật, xới nhẹ kết hợp bón thúc lần 1.
– Khi đậu phộng bắt đầu ra hoa thì vun gốc nhằm làm cho quá trình đâm tia của đậu phộng diễn ra thuận lợi hơn.
Xới phá ván cho ruộng đậu phộng.
10. Thu hoạch lạc (đậu phộng)
Cần kiểm tra độ chín để thu hoạch kịp thời, tránh lạc nảy mầm trên đồng ruộng.
– Lạc thương phẩm thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80- 85% tổng số quả trên cây.
– Lạc giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 – 7 ngày.
– Chọn ngày nắng để thu hoạch, sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi trên sân hoặc nong, nia, cót dưới nắng nhẹ đến khi thấy vỏ lụa tróc ra là đủ tiêu chuẩn bảo quản.
Sau khi phơi để nguội rồi cho vào bao nilon hoặc chum, vại đậy kín, giữ nơi khô, mát.
Thu hoạch đậu phộng.
11. Thu hoạch lạc (đậu phộng) làm giống
* Thu hoạch làm giống:
Chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này có thể thấp hơn).
Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ mẫu kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất. Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.
* Làm khô và giữ giống:
Các giống lạc trồng phổ biến hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách: Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc
treo phơi dưới hiên. Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng nên hong khô vỏ và sử dụng máy sấy làm khô.
Thu hoạch đậu phộng giống.
Nguồn:syngenta.com.vn